NFT Lending: NFTs kết hợp DeFi – Ngập tràn cơ hội mở ra
Các sản phẩm DeFi cho phép tài chính hóa NFT dần xuất hiện nhiều hơn. Những người ưa thích theo đuổi xu hướng nên chú ý đến NFT finance, đặc biệt là NFT Lending.
Nội dung chính
NFT finance là một lĩnh vực còn rất mới để phát triển các sản phẩm DeFi cho NFT. Trong đó, NFT lending là một ngách thiết yếu đang bắt đầu bén rễ nhanh chóng trong không gian này. Việc tạo ra các thị trường tín dụng cho NFTs sẽ góp phần bổ sung thêm một tiện ích mới, đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng để trở thành một loại tài sản ưu việt để đầu tư.
Hiện tại, có hai cách để cho vay NFT (NFT lending): peer-to-peer và peer-to-pool. Trong khi trước giờ mô hình peer-to-peer luôn chiếm ưu thế, thì mô hình cho vay peer-to-pool lại đang ngày càng được chú ý hơn.
NFTfi là giao thức cho vay peer-to-peer hàng đầu. Khối lượng cho vay đang tăng mạnh trong năm nay. Lãi suất cho vay thường từ 20 - 60%. Những người tham gia nhanh nhạy về thị trường NFT có thể tìm thấy cơ hội tốt để kiếm lãi từ đây.
Có thể đúc kết mô hình cho vay peer-to-pool chỉ trong 2 từ “hiệu quả”. Trong đó giao thức BendDAO đang có tính thanh khoản cao nhất trong số các giao thức peer-to-pool hiện nay, với tổng giá trị hơn 90 triệu USD.
Các mô hình peer-to-pool vẫn chưa được chứng minh và thử nghiệm nhiều. Nó tiềm tàng thêm một số rủi ro cả cho người đi vay và người cho vay so với cho vay peer-to-peer vì có nhiều đối tác hơn tham gia, thường bao gồm cả chính giao thức.
Hai rào cản đáng kể đối với việc thiết kế các giao thức cho vay peer-to-pool mạnh mẽ là thiếu các tùy chọn thanh khoản tốt / thanh khoản tức thì và đánh giá NFT chính xác.
Kỳ vọng ngành tài chính NFT sẽ phát triển vững chắc thông qua các đợt đổi mới nhanh chóng. Khả năng sáng tạo là chìa khoá thành công. Mỗi bậc thang được bồi đắp vững vàng sẽ mở đường cho nhiều cơ hội thú vị hơn. Mặc dù thị trường còn nhỏ nhưng vẫn có tiềm năng mở rộng 50 - 100X ngay từ hôm nay.
Giới thiệu
Năm 2020, chúng ta có “DeFi Summer”, dẫn đầu cho sự bùng nổ các nền tảng cốt lõi của hệ thống tài chính phi tập trung, điển hình với Uniswap, Aave và Curve.
Năm 2021, cơn sóng NFTs thu hút hết mọi ánh nhìn. Các bộ sưu tập NFT Bored Ape Yacht Club và CryptoPunk được mua bán với số tiền lên đến 6 con số; thậm chí một số còn được giao dịch với giá hàng triệu USD.
Vào năm 2022, chúng ta đang bắt đầu thấy các dấu hiệu của một câu chuyện mới đang hình thành: Các sản phẩm DeFi cho phép tài chính hóa NFT dần xuất hiện nhiều hơn. Những người ưa thích theo đuổi xu hướng nên chú ý đến NFT finance.
Infographic trên đã nói lên tất cả. Không gian hệ sinh thái đã bùng nổ tích cực. Trong khi một số giao thức đã hoạt động cùng với rất nhiều người dùng tích cực, hàng chục dự án mới đang trong giai đoạn phát triển và sẽ ra mắt sản phẩm của họ trong những tháng tới.
NFT lending đã được xác định là một ngành chủ chốt trong mảng tài chính NFT đang phát triển nhanh chóng. Các giao thức này cho phép chủ sở hữu vay tiền dựa trên NFT của họ, mở ra một con đường thanh khoản mới. Nó tạo ra thu nhập cho người cho vay, những người có thể kiếm được lãi suất bằng cách bảo lãnh phát hành và cung cấp các khoản vay. Chỉ tính trong năm nay, đã có hơn 300 triệu USD được bảo lãnh bởi các NFT được phát hành.
Việc tạo ra các thị trường tín dụng cho NFT cũng giống như giúp “hổ mọc thêm cánh”, tạo thêm một lớp tiện ích mới bên cạnh các trường hợp sử dụng chính của NFT. Điều này sẽ thu hút thêm nhiều người tham gia có định hướng về tài chính vào thị trường. Đánh dấu một bước tiến mới trong con đường đưa NFTs phát triển thành một loại tài sản tối ưu để đầu tư.
Market Size
Theo nghiên cứu phân tích từ NFTfi vào tháng 02/2022, ước tính quy mô thị trường NFT finance đã đạt khoảng 0.2 tỷ USD, chiếm một tỉ trọng rất nhỏ (<0,5%) trong tổng quy mô thị trường NFT. Ngược lại, tài chính hóa trong thị trường Art & Collectibles truyền thống chiếm đến 1/3 tổng quy mô thị trường (theo Deloitte Art & Finance Report 2019).
Nếu chúng ta nhìn theo 2 chiều hướng:
Thị trường NFT sẽ tiếp tục mở rộng về quy mô vượt quá 40 tỷ USD.
NFT tài chính hóa sẽ tăng gần 1/3 tổng thị trường.
Có thể dễ dàng nhận thấy cơ hội phát triển rộng lớn như thế nào. Đó là khả năng mở rộng thị trường 50X - 100X từ vị thế hôm nay.
Hai mô hình NFT Lending chính
Có hai phương pháp cho vay NFT. Mô hình Peer-to-peer (nổi bật là NFTfi) đã được vận hành chính trong nhiều năm, trong khi mô hình mới peer-to-pool đang trở nên hấp dẫn hơn gần đây với sự ra mắt của BendDAO & JPEG’d.
• Với peer-to-peer lending, chủ sở hữu NFT nhận các khoản vay trực tiếp từ các cá nhân khác. Sản phẩm hoạt động như một thị trường để kết nối người vay và người cho vay, trở thành một bên trung gian không dựa trên niềm tin.
• Với peer-to-pool lending, chủ sở hữu NFT nhận được các khoản vay từ một nhóm thanh khoản. Khoản vay được điều chỉnh bởi các thông số do thuật toán xác định hoặc do chủ sở hữu pool thiết lập.
Peer-to-Peer Lending
Mô hình cho vay điển hình
NFTfi trở thành giao thức đầu tiên cung cấp các khoản vay được hỗ trợ bởi NFT thông qua mô hình cho vay peer-to-peer từ tháng 6 năm 2020. Cho đến nay, nó vẫn là giao thức nổi bật nhất trong lĩnh vực này.
NFTfi kết nối người vay và cho vay thông qua marketplace của nền tảng. Giao thức hỗ trợ nhiều bộ sưu tập NFT hàng đầu bao gồm Bored Ape Yacht Club, Mutant Ape Yacht Club, CryptoPunks, Doodles, Art Blocks Curated, v.v… Người đi vay có thể liệt kê các NFT mà họ muốn vay. Người cho vay đặt giá thầu bằng cách đưa ra các điều khoản cho vay - số tiền vay (WETH hoặc DAI), thời hạn cho vay và lãi suất.
Tất cả các giao dịch sẽ diễn ra trên các hợp đồng thông minh NFTfi.
Khi người đi vay chấp nhận một offer, NFT được chuyển sang hợp đồng ký quỹ NFTfi, và số tiền cho vay được phân phối từ người cho vay đến người cần vay. Người đi vay có thể hoàn trả khoản vay cộng với lãi suất bất kỳ lúc nào trước ngày hết hạn để nhận lại NFT. Nếu khoản vay không được hoàn trả đúng hạn (mặc định), người cho vay có thể phát mãi tài sản và nhận NFT ký quỹ. Tất cả các giao dịch diễn ra một cách tự do trên các hợp đồng thông minh của NFTfi.
Đánh giá tổng quan về NFTfi
Khối lượng cho vay hàng tháng trên NFTfi đã tăng lên theo đường cong parabol kể từ năm 2021, phù hợp với sự bùng nổ của làn sóng NFT. NFTfi đạt mức cao nhất gần 50 triệu USD cho các khoản vay hàng tháng vào tháng 4 năm 2022, trước khi kết toán từ 10 - 20 triệu USD / tháng trong vài tháng qua.
Trong khi khối lượng giao dịch trên các nền tảng trao đổi NFT đã giảm xuống dưới ngưỡng năm 2021, khối lượng cho vay NFT vẫn giữ ở mức tương đối. Mấu chốt là: khối lượng cho vay trong tháng 8 cao hơn bất kỳ tháng nào trong năm 2021. Điều này cho thấy khả năng phục hồi phân khúc NFT lending trong cả thị trường bull & bear:
Lúc thị trường tăng giá, những người đi vay cần tiền để thu mua thêm nhiều NFT nữa trong lúc tâm lý thị trường còn sôi sục.
Trong thị trường gấu, người đi vay cần giải phóng thanh khoản hoặc thanh toán các chi phí trong khi vẫn muốn duy trì quyền sở hữu NFT.
Xem xét kỹ hơn các khoản vay trên NFTfi, quy mô khoản vay trung bình là ~$5,000 (3+ ETH). Lãi suất cho vay khá hấp dẫn, với tỷ lệ lợi nhuận trung bình hàng năm (APR) dao động trong khoảng 50-60%. Con số này cao hơn đáng kể so với lợi suất một chữ số trên các giao thức thị trường tiền tệ như Aave & Compound, với một số lưu ý sau:
Các khoản cho vay thường ngắn hạn (7-60 ngày, trung bình 30 ngày), và người cho vay cần đấu giá và cạnh tranh với những người cho vay khác để giành chiến thắng, vì thế cần nhiều nỗ lực hơn.
NFT là tài sản thế chấp cho vay rủi ro hơn. Người cho vay chịu rủi ro về giá NFT và có thể mất một phần hoặc toàn bộ số tiền vốn của họ. Điều này xảy ra nếu giá trị của NFT giảm xuống dưới số tiền cho vay vì người đi vay có khả năng sẽ vỡ nợ.
Lãi suất vay phụ thuộc vào độ nhận thức của bộ sưu tập NFT, với những NFT có rủi ro về độ nhận dạng cao thì tiền vay được sẽ ít và lãi suất có xu hướng cao hơn. Ngược lại, các bộ sưu tập hàng đầu như CryptoPunks & Autoglyphs có lãi suất gần 10 - 15%.
Những người tham gia nhanh nhạy với thị trường NFT và có thể định giá rủi ro NFT chính xác có thể tìm thấy cơ hội tốt để kiếm lời. Người cho vay thường sử dụng hai chiến lược:
Cho vay để kiếm lời. Với chiến lược này, tối đa hóa APR trong khi giảm thiểu rủi ro vỡ nợ là rất cần thiết.
Cho vay để mua NFT. Trong trường hợp này, người cho vay sẽ đấu giá các bộ sưu tập NFT mà họ đặc biệt muốn có với mức ưu đãi hấp dẫn, hy vọng rằng người đi vay quyết định không (hoặc quên) trả lại. Những người cho vay này thường đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hơn để giành được giá thầu tốt hơn và tăng cơ hội cho họ.
Tỷ lệ vỡ nợ trên NFTfi tương đối thấp, <15% theo số liệu vào năm 2022, mặc dù giá NFT giảm đáng kể trong năm nay. Điều này được cho rằng là do:
Hầu hết các bên cho vay cung cấp khoản vay theo giá trị thận trọng, thường thấp hơn 40% giá thị trường của NFT.
Hầu hết các khoản vay được thực hiện dựa trên các bộ sưu tập NFT có đánh giá cao, chưa giảm đáng kể về giá sàn để người đi vay không vỡ nợ.
Chỉ trừ khi giá NFT đột ngột giảm mạnh trong thời gian ngắn, nếu không thì tỷ giá mặc định được kỳ vọng sẽ luôn duy trì tương đối ổn định.
Doanh thu của NFTfi đến từ việc người cho vay phải trả khoản phí 5% trên lãi suất khi cho vay thành công. Không tính phí nếu một khoản vay bị vỡ nợ. Do đó, doanh thu được tính trực tiếp theo khối lượng khoản vay trên giao thức. NFTfi đã tạo ra chỉ hơn 400.000 USD doanh thu trọn đời, con số này rất nhỏ so với các giao thức DeFi khác và cho thấy không gian còn rất tiềm năng. Tỷ lệ doanh thu hàng năm có thể được ước tính như sau:
$402,000 (dự tính dựa trên thu nhập tháng trước - tháng 8 năm 2022).
$930,000 (dự tính tích cực dựa trên mức đỉnh vào tháng 5 năm 2022).
Các động lực tăng trưởng doanh thu chính cho NFTfi bao gồm:
Mở rộng tổng thị trường cho NFT.
Tăng cường sự chú ý vào NFTs (‘thị trường tăng giá’).
Tăng nhu cầu vay.
Phát triển cơ sở hạ tầng cho phép các khoản vay NFTfi được thiết kế thành các sản phẩm cho vay linh hoạt hơn.
Ra mắt mã thông báo NFTfi có thể khuyến khích hoạt động tích cực cũng như thu hút thêm người dùng tham gia (chi tiết sẽ được nhóm đề cập thêm trong năm nay).
Tăng số lượng bộ sưu tập và chains hỗ trợ.
Sự ra mắt NFTfi v2 mới đây làm tăng tính linh hoạt của giao thức với các tính năng được mong đợi như: cho vay theo pool NFT, cho vay theo tỷ lệ, cho vay có thời hạn không giới hạn, thương lượng lại khoản vay, v.v. Tiếp tục đổi mới và cải thiện trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng để NFTfi tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong mô hình cho vay peer-to-peer.
Các phương pháp cho vay Peer-to-Peer khác
Trong khi NFTfi đang thống trị trên mặt trận này, một số đội ngũ khác cũng đã rục rịch ra mắt các sản phẩm liên quan đến peer-to-peer NFT lending :
Arcade là một giao thức cho vay peer-to-peer, trong đó người đi vay có thể gộp nhiều NFT khác nhau vào một vault duy nhất làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Người cho vay có thể bắt đầu khoản vay ngay lập tức bằng cách đồng ý với các điều khoản do chủ sở hữu thiết lập trên vault. Arcade đã đi vào hoạt động, mặc dù khối lượng cho vay của nó thấp hơn nhiều so với NFTfi.
MetaStreet tổng hợp các khoản cho vay peer-to-peer bằng cách cung cấp thanh khoản thị trường thứ cấp cho các kỳ phiếu (notes) được hỗ trợ bởi NFT (được phát hành bất cứ khi nào khoản vay được thực hiện trên NFTfi). Người cho vay có thể gửi tiền vào các yield vaults của MetaStreet để mua kỳ phiếu. Điều này cho phép người cho vay kiếm được lợi nhuận từ danh mục đầu tư đa dạng với NFT. MetaStreet cung cấp các level từ cao đến thấp với các mức rủi ro và lợi suất khác nhau.
Giao thức 4K cho phép bất kỳ ai mang tài sản hữu hình vào chuỗi dưới dạng NFT được hỗ trợ vay tiền. Các tài sản này có thể bao gồm đồng hồ sang trọng, tranh ảnh nghệ thuật và đồ sưu tầm. Sau đó, các NFT được bảo trợ bởi hiện vật này có thể được sử dụng để nhận các khoản vay. Ví dụ: một khoản vay $16,000 đã được giải ngân trên Arcade cho một NFT được bảo đảm bởi đồng hồ Rolex vào tháng 8 năm nay.
Peer-to-Pool Lending
Hình thức cho vay Peer-to-peer rất đơn giản. Các đối tác và các điều khoản đều minh bạch.
Ngược lại, mô hình cho vay Peer-to-pool có phần phức tạp hơn. Người đi vay cần đảm bảo một khoản vay từ một nhóm thanh khoản thay vì một người cho vay cá nhân. Có nhiều cơ cấu khác nhau trong cho vay peer-to-pool như sau:
Pool thanh khoản toàn cầu so với pool dựa trên bộ sưu tập.
Các điều khoản cho vay theo thuật toán so với các điều khoản do người dùng đặt ra.
Đối tác đi vay: nhà cung cấp thanh khoản trực tiếp so với giao thức.
Quy trình thanh lý: đấu giá so với chuyển nhượng tài sản trực tiếp.
Hình thức cho vay peer-to-pool đối với NFT là một khái niệm còn rất mới và chưa qua thực nghiệm nhiều. Sức hấp dẫn của nó có thể cô đọng trong 2 từ “hiệu quả”. Trong mô hình này, nhu cầu cho vay và đi vay được kết nối với mức độ hiệu quả cao. Hơn nữa, tính thanh khoản của mô hình này là tức thì, không cần phải thực hiện hoặc chờ đợi giá thầu. Trong một số cơ cấu, các thông số khoản vay có thể được điều chỉnh theo thuật toán để tối ưu hóa lợi ích cho cả người đi vay và cho vay.
BendDAO đang có tính thanh khoản cao nhất trong hoạt động cho vay peer-to-pool NFT hiện nay, với tổng giá trị hơn 90 triệu USD bị khóa (TVL). Con số này chiếm >85% toàn bộ phân ngành của TVL. JPEG chỉ góp một phần nhỏ khoảng 12 triệu USD TVL. Mặc dù không hoàn toàn là một so sánh trong cùng phân khúc, hãy chú ý rằng có tới hơn 6 tỷ USD TVL trong Aave, một giao thức vay / cho vay tiển điện tử nổi tiếng. Điều đó chứng minh còn rất nhiều không gian cho NFT Lending tăng trưởng.
Đánh giá tổng quan về BendDAO
BendDAO sử dụng một pool thanh khoản toàn cầu duy nhất để cho vay và đi vay. Người cho vay gửi ETH trực tiếp vào hợp đồng và kiếm tiền lãi (bằng ETH) từ pool. Bên cạnh đó họ còn nhận được token quản trị $BEND như một ưu đãi và có thể chọn rút ETH đã gửi bất kỳ lúc nào.
Người cần vay ký gửi NFT làm tài sản thế chấp, sau đó ngay lập tức có thể vay tới 30 - 40% giá sàn của NFT. BendDAO hỗ trợ 7 bộ sưu tập “hàng đầu” bao gồm: Bored Ape Yacht Club, CryptoPunks, Mutant Ape Yacht Club, Space Doodles, Doodles, Azuki và Clone X. Mỗi khoản vay đều được tính chỉ số Health Factor theo công thức sau:
Health Factor = (Giá sàn * Ngưỡng thanh khoản) / Nợ (với lãi suất)
Nếu giá sàn của bộ sưu tập NFT giảm xuống thấp đến mức mà Health Factor của khoản vay xuống dưới 1, khoản vay sẽ bị thanh lý và NFT tự động được đưa ra đấu giá công khai để thu hồi tiền vốn.
Lãi suất trên BendDAO được tính toán với một mô hình thuật toán thay đổi theo tỷ lệ sử dụng. Khi nguồn vốn cho vay được sử dụng thấp hơn, các khoản vay mới được ưu đãi bởi lãi suất thấp hơn. Ngược lại, khi hiệu suất sử dụng cao và nguồn vốn vay khan hiếm, lãi suất sẽ cao hơn để khuyến khích người cho vay gửi thêm tiền, cũng như thúc đẩy người đi vay hoàn trả khoản nợ của họ.
Tỷ lệ sử dụng luôn duy trì trong khoảng 30 - 50% ở hầu hết thời điểm. Điều này dẫn đến APR cho vay là 5 - 10% và APR cho vay là 15 - 30%. Tuy nhiên vẫn có những lúc tỉ lệ sử dụng nhiều và lãi suất tăng đột biến trong ngắn hạn, mặc dù nó sẽ nhanh chóng trở lại mức cơ bản chỉ sau một vài ngày.
Các khoản cho vay trên BendDAO đã tăng trưởng đều đặn kể từ khi thành lập cách đây chưa đầy sáu tháng, với gần 100 triệu USD các khoản vay tích lũy được thực hiện. Điều này chủ yếu tăng trưởng nhờ vào “cá voi”. Người đi vay lớn nhất (Franklinisbored.eth) đã vay hơn 12.000E bằng cách sử dụng bộ sưu tập 61 Bored Apes của mình làm tài sản thế chấp., một mình chiếm gần 20% khối lượng khoản vay của BendDAO. Việc này diễn ra vào tháng 4 đến tháng 5 năm nay, thời gian diễn ra sự kiện Otherside mint .
BendDAO ưu đãi cho cả người đi vay và người cho vay bằng $BEND, token quản trị của giao thức. Đây là một token lạm phát với tổng nguồn cung là 10B, trong đó 40% được dành cho các ưu đãi cho vay / đi vay theo tỷ lệ 1: 3. Các ưu đãi làm giảm đáng kể chi phí đi vay. BendDAO thu 30% phí lãi vay làm thu nhập từ giao thức của mình và phân phối chúng theo tỷ lệ cho những người đã khóa token $BEND của họ. Ở mức giá hiện tại (0,008 USD), vốn hóa thị trường của $BEND là ~ 11,6 triệu USD và định giá pha loãng hoàn toàn của nó là 80 triệu USD.
Các mô hình Peer-to-pool tạo ra thêm rủi ro cho cả người đi vay và cho vay so với hình thức peer-to-peer, lý do là có nhiều đối tác tham gia hơn, thường bao gồm cả chính giao thức. Các rủi ro xảy ra còn tùy thuộc vào thiết kế giao thức.
Đối với người đi vay, rủi ro xảy ra là thanh lý tài sản. Trong cho vay peer-to-peer, bạn sẽ không bị thanh lý tài sản và có thể lấy lại NFT nếu hoàn trả khoản vay đúng hạn. Còn với cho vay peer-to-pool, việc thanh lý có thể xảy ra nếu giá sàn của NFT giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định dựa trên số tiền cho vay. Thanh lý là cần thiết để bảo vệ người cho vay trong một pool.
Ví dụ: BendDAO đã trải qua một “bank run” đối với hợp đồng tiền gửi ETH của mình vào ngày 21 tháng 8, chỉ còn 12,5E trong hợp đồng tiền gửi tại thời điểm đó. Người cho vay không thể rút tiền gửi của họ trong một thời gian vì không còn tiền.
Điều này xảy ra do giá sàn của NFT đang giảm và lo lắng về một đợt thanh lý sắp tới sẽ đẩy giá BAYC và các NFT khác xuống thấp hơn nhiều. Một số khoản vay đã được thanh lý và bán đấu giá công khai. Tuy nhiên, không có giá thầu. Điều này dẫn đến sự mất niềm tin và những người cho vay vội vã tìm cách rút lui.
Ban đầu, các phiên đấu giá không nhận được giá thầu do ngưỡng thanh lý quá sát với giá sàn, và giá khởi điểm quá cao (95% giá sàn). Các thông số này đã được mã hóa vào giao thức. Kể từ đó, một đề xuất khẩn cấp đã được thông qua nhằm giảm ngưỡng thanh lý (xuống 70%), loại bỏ yêu cầu về giá khởi điểm đối với các cuộc đấu giá và rút ngắn thời gian đấu giá.
Tình huống này cho thấy rõ hai trong số những rào cản đáng sợ nhất đối với việc thiết kế các giao thức cho vay peer-to-pool:
1. Thiếu các phương án thanh lý tốt. Khi giá NFT giảm xuống quá một điểm nhất định, nhóm cần phải thanh lý và bán NFT nhanh chóng trước khi giá giảm hơn nữa để bảo vệ người cho vay của mình. Thông thường, NFT được bán đấu giá hoặc chuyển nhượng cho các chủ sở hữu pool (những người có lẽ sẽ bán trên các thị trường như OpenSea để thu hồi vốn gốc của họ). Các cuộc đấu giá không hiệu quả: chúng mất thời gian và tiền bán hàng không thể đoán trước được. Nếu giá NFT giảm nhanh chóng, các tình huống như “bank run” trên BendDAO có thể xảy ra một lần nữa.
2. Định giá cho NFT. Các “Price oracles” ngày nay thường kéo giá sàn từ các thị trường lớn như OpenSea và LookingRare, triển khai các bộ lọc và thuật toán giá trung bình có trọng số theo thời gian (TWAP). Thách thức là giá có thể bị thao túng tại các marketplaces. Tương đối dễ dàng để có được dữ liệu giá sàn chính xác. Việc đánh giá giá trị của các NFT quý hiếm trong một bộ sưu tập sẽ khó hơn nhiều. Điều này cản trở hiệu quả cho vay vì các NFT hiếm có giá trị gấp nhiều lần NFT sàn sẽ chỉ có thể nhận được khoản vay dựa trên giá sàn.
Một số giao thức cho vay NFT peer-to-pool đang hoạt động ngày hôm nay. Nhiều sản phẩm khác đang được phát triển và thử nghiệm.
Thay vì một nhóm thanh khoản toàn cầu duy nhất như trong BendDAO, Pine Loans & Drops cho phép người cho vay tạo hoặc tham gia vào các nhóm cho vay theo bộ sưu tập cụ thể. Với Pine Loans, người cho vay có thể thiết lập một pool cho một bộ sưu tập cụ thể bằng cách gửi vốn và chỉ định lãi suất và các thông số cho vay theo giá trị của họ. Hiện nay Pine Loans & Drops có giá trị TVL tổng hợp là <3 triệu USD.
JPEG’d, một phương án MakerDAO dành cho NFTs
JPEG sẽ thực hiện một cách tiếp cận khác để cho vay bằng cách sử dụng các vị thế nợ được thế chấp, giống như MakerDAO. Người vay gửi NFT của họ vào một trong các vaults có sẵn (Punks, BAYC, MAYC, Doodles và EtherRocks). Sau đó, họ có thể xử lý khoản nợ bằng cách khai thác PUSd, stablecoin của giao thức, lên đến mức cho vay tối đa là 32%. PUSd có thể được hoán đổi cho các stablecoin khác như USDC trên Curve. Nếu giá trị khoản nợ / tài sản thế chấp vượt quá 33%, khoản vay sẽ được thanh lý và NFT sẽ được bán đấu giá.
Người cho vay chủ yếu là giao thức cung cấp phần lớn thanh khoản để duy trì tỷ giá PUSd 1: 1 với các stablecoin USD. Các khoản nợ của giao thức là tổng số tiền PUSd đã phát hành và tài sản của nó là các NFT được ký gửi. Giao thức thu phí lãi suất (2% hàng năm, thấp hơn nhiều so với BendDAO) và phí mở 0,5% trên tất cả các khoản nợ đã phát hành. Bên canh đó còn có một số tính năng khác thú vị như:
Hệ số “Trait multipliers” dành cho CryptoPunks, cho phép các NFT hiếm có các đặc điểm cụ thể đạt được hạn mức tín dụng cao hơn. Ví dụ: Hoodie Punks có thể nhận được gấp 3 lần giới hạn tín dụng của một Punk sàn, mặc dù họ sẽ cần phải khóa 15% giới hạn tín dụng trong token quản trị $JPEG trong một năm.
Bảo hiểm (phí không hoàn lại 5% tùy chọn). Nếu người dùng bị thanh lý, họ có thể mua lại NFT của mình từ DAO sau khi hoàn trả khoản nợ chưa thanh toán và phí thanh lý 25%.
Tóm tắt: Những khác biệt chính giữa mô hình cho vay peer-to-peer và peer-to-pool
Các hình thức cho vay NFT khác
Một số hình thức cho vay NFT khác có chức năng sử dụng cao hơn và vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, với rất ít dữ liệu sử dụng hiện có.
Cho thuê NFT: Người vay phải trả một khoản phí để có quyền truy cập vào NFT trong một khoảng thời gian cụ thể. Người đi vay thường cần đưa ra tài sản thế chấp (reNFT là một trong những dự án như vậy), mặc dù một số dự án đang thử nghiệm hình thức cho thuê không thế chấp (UnitBox, IQ Protocol). Điều này đặc biệt thú vị đối với các NFT có tiện ích, chẳng hạn như tài sản trò chơi, đất ảo hoặc thẻ hội viên khi có nhu cầu mạnh mẽ về tiện ích của NFT. Đối với chủ sở hữu, nó cho phép họ tạo ra phí lãi suất từ NFT của họ.
Mua ngay trả tiền sau: Người mua có thể mua NFT ngay hôm nay và trả dần số dư trong vài tháng. Người dùng thực hiện thanh toán thường xuyên cộng với phí lãi suất. Sau khi tất cả các khoản thanh toán được hoàn thành, NFT sẽ được chuyển cho người dùng. Đây là một hình thức cho vay peer-to-peer đã được sửa đổi, với giao thức đảm nhận vai trò của người cho vay và rủi ro về giá liên quan với NFT, mặc dù điều này được giảm nhẹ phần nào nhờ các khoản thanh toán trả góp. Cyan dường như là giao thức tiên tiến nhất - nó hoạt động và hỗ trợ nhiều bộ sưu tập và thị trường.
Future of NFT Lending
Ngày nay, phần lớn cho vay NFT được thực hiện peer-to-peer. Và có một lý do chính đáng cho điều đó: rủi ro dễ hiểu hơn và nói chung là thấp hơn so với các mô hình peer-to-pool. Giao thức thống trị sẽ là giao thức có thể:
Cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất cho người cho vay và người đi vay.
Nắm bắt được khả năng thanh khoản cho vay và đi vay nhiều nhất.
NFTfi có hiệu ứng Lindy và tạo được niềm tin với người dùng. Tuy nhiên, một số đối thủ cạnh tranh như Arcade đang đuổi theo sau nó. Đây là một quá trình thú vị để theo dõi ác giao thức này hỗ trợ hoặc xây dựng dựa trên các thị trường peer-to-peer để mở khóa tính thanh khoản và hiệu quả cao hơn (ví dụ: MetaStreet, Giao thức 4K) thay vì cạnh tranh trực tiếp với chúng.
Câu chuyện với cho vay peer-to-pool thì khác: nó chưa được chứng minh và mang tính thử nghiệm. Ở thời điểm viết bài, giao thức vẫn chưa có một thiết kế mạnh mẽ nào có thể đứng vững trước các bài test với áp lực cao (stress-tested) trong nhiều tình huống nghiêm trọng. Khi vận hành với tiền tươi thì lại khác. Cần có thêm R&D: nhiều nhóm đang lặp lại các thiết kế và sẽ mất thời gian cái nào hoạt động tốt. Các giao thức peer-to-pool bị cản trở bởi ngày nay thiếu các yếu tố hỗ trợ quan trọng, chẳng hạn như cơ chế thanh khoản / thanh khoản hiệu quả và đánh giá NFT chính xác.
Khi hoạt động cho vay NFT trở nên phổ biến hơn, việc đưa đòn bẩy vào hệ thống sẽ được thử nghiệm. Trong đợt tăng giá cuối cùng của NFT vào năm 2021 - đầu năm 2022, có rất ít khoản vay sử dụng NFT. Việc cho vay NFT sẽ tiếp thêm năng lượng trong xu hướng tăng tiếp theo là điều hợp lý. Đồng thời, nó có thể khiến giá sụp đổ và nhanh chóng cháy khi đòn bẩy sau đó không được ràng buộc.
Một số bước hành động cần xem xét:
Thử nghiệm với việc cho vay trên NFTfi, thu được lợi nhuận trên ETH ngon nghẻ hơn mức bạn có thể nhận được trên hầu hết các giao thức DeFi. Nhận thức được những rủi ro liên quan. Có thể có một đợt retroactive airdrop cho người dùng NFTfi khi nó phát hành token.
Theo dõi các giao thức mới đang ra mắt – rất có thể một cơ hội tỷ đô tiếp theo sẽ ra đời. Alex Gedevani (Delphi Ventures) đã biên soạn một danh sách toàn diện các dự án trải dài các phân mục NFT mà bạn có thể tìm hiểu.
Chúng tôi kỳ vọng NFT Finance sẽ bùng nổ nhanh chóng thông qua từng bước phát triển. Khả năng sáng tạo là vũ khí tối ưu để vươn tầm. Mỗi khối xây dựng cơ bản mới tự thiết lập sẽ mở đường cho nhiều điều thú vị khác được xây dựng. Mặc dù thị trường tài chính NFT ngày nay vẫn còn nhỏ nhưng chúng ta chắc chắn sẽ thấy sự tăng trưởng về nhu cầu và việc sử dụng các công cụ tài chính NFT, đặc biệt nếu thị trường NFT mở rộng gấp nhiều lần quy mô hiện tại. Tương lai phía trước sẽ là một con đường dát vàng cho những người biết nắm lấy xu hướng này.